Phòng Đối Ngoại Tiếng Anh Là Gì
Giám đốc đối ngoại là gì? Giám đốc đối ngoại tiếng Anh là gì? Với chức danh giám đốc thì liệu vị trí này có phải là vị trí mà rất nhiều người ao ước cũng như mong muốn đạt được. Có lẽ, giám đốc đối ngoại là một thuật ngữ mà các bạn đã nghe đến rất nhiều. Tuy nhiên, hiểu rõ và sâu sắc về vị trí này thì không phải là điều ai cũng biết. Cùng tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn về giám đốc đối ngoại cũng như giám đốc đối ngoại trong tiếng Anh là gì nhé!
Tuyển dụng
1. Tìm lời đáp cho “Giám đốc đối ngoạitiếng anh là gì?”
Giám đốc đối ngoại là vị trí quản lý cấp cao trong một công ty, doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt là với những tập đoàn lớn và có quy mô thì giám đốc đối ngoại là vị trí không thể thiếu. Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc ngoại giao, quan hệ đối tác, giám đốc đối ngoại có tính chất khác hoàn toàn so với giám đốc đối nội.Bạn đang xem: đối ngoại tiếng anh là gì
Giám đốc đối ngoại tiếng anh là gì?Vậy, Giám đốc đối ngoại trong tiếng Anh là gì?
Để có thể biết được chức danh này trong tiếng Anh là gì thì các bạn sẽ cần tách riêng thành 2 cụm từ là “giám đốc” và “đối ngoại”.Bạn đang xem: Phòng đối ngoại tiếng anh là gì
Về chức danh giám đốc trong tiếng anh, đây có lẽ là một thuật ngữ rất phổ biến mà hầu như ai cũng có thể biết được một từ cho mình. Những thuật ngữ tiếng Anh chỉ chức danh giám đốc có thể kể đến như director, manager, officer,... Mặc dù đa dạng về các từ chỉ cùng một chức danh, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sử dụng những từ ngữ này với vai trò và vị thế như nhau.
Bạn đang xem: Phòng đối ngoại tiếng anh là gì
Cụ thể, từ “Director” có nghĩa là giám đốc. Tuy nhiên, vị trí giám đốc này được xem là to nhất, có thẩm quyền quyết định mang tính chất toàn bộ mọi vấn đề của công ty. Còn “officer” cũng có ý nghĩa là giám đốc, tuy nhiên, người ta sẽ sử dụng “officer” trong trường hợp đi kèm thêm với danh từ và thể hiện vị trí giám đốc với một chức năng riêng biệt. Ví dụ như Chief information officer, vị trí giám đốc thông tin.
Sử dụng thuật ngữ nào?Với “manager”, thì một số nơi sẽ dịch là “giám đốc”, tuy nhiên, một số nơi khác lại dịch là “quản lý”. Việc hiểu “manager” theo ý nghĩa ra sao sẽ phụ thuộc vào văn hóa sử dụng từ này ở nước đó và tầm cỡ, quy mô của công ty đó ra sao. nếu là một tập đoàn lớn, “manager” sẽ chỉ được hiểu là “quản lý” mà thôi. Còn những công ty nhỏ hơn thì “manager” sẽ được coi như “giám đốc”.
Trong trường hợp giám đốc đối ngoại, đây là một vị trí giám đốc có vai trò riêng biệt trong một vấn đề, lĩnh vực cụ thể. Do đó, ta sẽ sử dụng từ “officer” nhằm thể hiện chức danh “giám đốc” được nói đến.
Về “đối ngoại” thì đây là chỉ việc ngoại giao, thực hiện những giao tiếp, hành động với những đối tác tượng khác để đem lại những điều có lợi cho mình hay thực hiện được một liên kết mà qua đó cả hai bên có thể đạt được những điều mình mong muốn. Khi dịch sang tiếng Anh thì “đối ngoại” sẽ là “public relations”. Ở đây, “public” chính là “công cộng”, còn “relations” chính là mối liên hệ, quan hệ. Những “mối quan hệ công cộng” hay có thể hiểu chính là sự liên hệ, hợp tác với nhau để đạt được thỏa thuận chung.
Kết hợp lại, ta có thể biết được “giám đốc đối ngoại” trong tiếng anh chính là Public Relations Officer, hay còn được biết đến với cái tên là PR Officer.
Phù hợp nhất?Vậy, một giám đốc đối ngoại cần có tố chất và kỹ năng ra sao để thực hiện tốt vai trò của mình?
Việc làm giám đốc
2. Ý nghĩa, vai trò của Giám đốc đối ngoại
PR Officer là người duy trì hình ảnh của công ty, chịu trách nhiệm xây dựng một hình ảnh đại diện đẹp đẽ, uy tín đối với công chúng cũng như những đối tác tiềm năng của mình. Cho dù công ty bạn nhỏ hay lớn, thuộc lĩnh vực kinh doanh gì đi chăng nữa thì hoạt động đối ngoại vẫn chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu.
Bạn có thể hiểu đơn giản là một khi hình ảnh của công ty bị ảnh hưởng thì những hoạt động khác của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Đơn giản như vụ việc của Johnson & Johnson vào năm 2002, liên quan đến thuốc Risperdal, loại thuốc chống rối loạn tâm lý ở người già. Tuy nhiên, phản ánh của người dùng về loại thuốc này là sai so với đăng ký. Không những bị phạt 2,2, tỷ đô la mà doanh số của những mặt hàng khác của nhãn hiệu này cũng bị ảnh hưởng do tâm lý sợ hãi của người dùng.
Tuy nhiên, hiện nay, Johnson & Johnson vẫn là một thương hiệu mạnh trong việc cung cấp các sản phẩm về tiêu dùng, thiết bị y tế hay dược phẩm. Đặc biệt là những sản phẩm cho trẻ em. Điều này chính là nhờ vào giám đốc đối ngoại khi có cách xử lý khủng hoảng cũng như truyền thông và ngoại giao tốt để những lĩnh vực khác của mình không bị ảnh hưởng quá nặng nề.
Ý nghĩa, vai tròDựa trên ví dụ thực tế trên, ta có thể thấy rằng, giám đốc đối ngoại sẽ chiếm một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và giữ được hình ảnh đẹp cho công ty, doanh nghiệp mình. Nếu như bạn không làm được điều này thì sẽ chẳng một ai tin tưởng và muốn hợp tác với công ty đầy tai tiếng và lùm xum cả. Việc một mình chiến đấu thì sẽ không thể trụ vững được trước những sóng gió mà sự cạnh tranh luôn diễn ra một cách căng thẳng giữa các thương hiệu, doanh nghiệp với nhau.
Giám đốc đối ngoại sẽ giống như một sứ giả vậy. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm liên kết, hòa giải và tạo nên những liên minh vững chắc nhất. Điều này chỉ có thể được tạo dựng khi người sứ giả này biết mình có gì, cần gì và đối tượng của mình mong muốn gì và họ có sẵn điều gì. một công ty cũng sẽ giống như một vương quốc, nếu đất nước bạn giàu thì bạn có thể tấn công nước bé. Thế nhưng, nhờ có những giám đốc đối ngoại tài năng, việc tấn công sẽ trở thành một liên minh hoàn hảo.
Nói tóm lại thì giám đốc đối ngoại có ý nghĩa không thể thay thế với sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp. Cùng với đó chính là sự đảm bảo hoạt động một cách ổn định cần có để tạo nên những giá trị lớn hơn trong tương lai.
3. Những kỹ năng cần có ở một giám đốc đối ngoại?
Với ý nghĩa và vai trò như trên thì giám đốc đối ngoại cần là một người có sự hội tụ đầy đủ các tố chất khác nhau để có thể đảm nhận được trách nhiệm to lớn như thế. Vậy, giám đốc đối ngoại cần có những kỹ năng gì?
Kỹ năng cần có- Kỹ năng quản lý công việc
- Khả năng phân tích vấn đề
Đây là một trong những kỹ năng bắt buộc phải có ở một giám đốc đối ngoại. Bởi mỗi ngày trôi qua, công ty bạn sẽ phải đối mặt hàng vạn vấn đề khác nhau. Có thể đến từ đối thủ, truyền thông hay thậm chí là nội bộ. Nếu xử lý không khéo thì hậu quả sẽ càng lớn và nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Cách Lên Đồ Cờ Liên Quân - Hướng Dẫn Chơi Cờ Liên Quân Chi Tiết Nhất
Chính vì thế, giám đốc đối ngoại cần có kỹ năng phân tích vấn đề, nắm bắt được những yếu tố mấu chốt để có thể đưa ra được phương hướng giải quyết và khắc phục kịp thời, tối ưu nhất.
Phân tíchĐể có và cải thiện kỹ năng này thì việc chăm chỉ đọc sách, giao tiếp và quan sát sẽ là điều mà bạn cần rèn thói quen cho bản thân. Điều này sẽ giúp bạn nâng tầm được bản thân rất tốt.
- Lập kế hoạch
Kế hoạch công việc là điều không thể thiếu với một giám đốc đối ngoại. Việc lập kế hoạch giúp cho họ có thể thực hiện sắp xếp, quản lý công việc tốt hơn. Cùng với đó chính là việc triển khai các hoạt động đối ngoại được đồng nhất, hiệu quả và nhất quán.
Nhất là trong những trường hợp tạo nên áp lực lớn thì việc lập kế hoạch lại càng đóng vai trò quan trọng. Đây sẽ là cơ sở, nền tảng định hướng giúp cho giám đốc đối ngoại thực hiện được vai trò của mình.
- Thuyết phục và đàm phán
Mỗi một giao dịch mà giám đốc đối ngoại thực hiện và triển khai thì sẽ chịu sự ảnh hưởng khá lớn bởi kỹ năng thuyết phục và đàm phán. Đây được xem là kỹ năng quyết định liệu những mong muốn của bạn có được đồng ý và liệu giao dịch đó có được chuyển biến thành một bản hợp đồng tiềm năng hay không.
Thuyết phụcSở hữu kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ là cơ sở để đảm bảo cho sự thành công của những hoạt động đối ngoại được triển khai.
- Giao tiếp đóng vai trò chủ đạo
Đối ngoại chính là sự giao tiếp, quan hệ với bên ngoài. Không có kỹ năng giao tiếp thì cho dù bạn có năng lực đến đâu thì cũng khó mà có thể thành công khi không được lòng đối tác cũng như quá vụng về hay thẳng thừng trong lời nói.
Một giám đốc đối ngoại cần là bậc thầy trong giao tiếp với việc cách ăn nói, ứng xử khiến cho người đối diện hài lòng.
“Khéo ăn khéo nói được cả thiên hạ” chắc các bạn đã từng nghe. Giám đốc đối ngoại của một công ty, doanh nghiệp sẽ gặp gỡ và giao tiếp với đa dạng các đối tượng khác nhau. Mỗi người lại cần có phong cách và phương thức giao tiếp riêng. Có được kỹ năng giao tiếp sẽ giúp giám đốc đối ngoại trình bày được quan điểm của mình mà vẫn không khiến những đối tượng lắng nghe khó chịu.
- Khả năng ngoại ngữ
Đối tác, khách hàng của bạn sẽ có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau. với vai trò là một giám đốc đối ngoại thì việc thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, Trung, Nhật hay Hàn sẽ là công cụ giúp bạn đạt được hiệu quả của công tác đối ngoại.
Ngoại ngữKhông những vậy, đây cũng sẽ là cách giúp bạn mở ra những cơ hội kinh doanh, phát triển mới và thành công trong các hoạt động đối ngoại của mình.
Xem thêm: Top 7 Game Trang Trại Vui Vẻ Nhỏ: Trang Trại Nuôi Gia Dình, Trại Vui Vẻ Nhỏ: Trang Trại Nuôi Gia Dình
Trên đây là những thông tin về giám đốc đối ngoại. Mong rằng, qua bài viết này, các bạn đã biết được giám đốc đối ngoại tiếng anh là gì và những kỹ năng cần có của vị trí này.
Brand Executive là gì? Song song hay tách rời với marketing?
Brand Executive là gì? Đóng vai trò là người điều hành, quản lý về thương hiệu cũng như các chiến dịch liên quan. Đây là vị trí không thể thiếu với những công ty, doanh nghiệp lớn hiện nay. Vậy, vị trí này được định nghĩa như thế nào? và liệu Brand Executive sẽ lựa chọn đồng hành hay xa rời với marketing cũng như điểm khác biệt của hai yếu tố này ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!